Sử dụng chế độ ăn Keto nhìn tổng quan không quá cầu kì, mặc dù bạn cần tìm hiểu kĩ và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để áp dụng nghiêm túc, kiên trì. Sau đây là một số lời khuyên muốn gửi đến những bạn chuẩn bị ăn Keto.

Đối tượng: Chế độ ăn Keto có thể rất tốt cho những người thừa cân, béo phì hoặc mắc rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, vận động viên chuyên nghiệp hay những người đang muốn tăng cơ; người có tiền sử bệnh thận, gan; người bị rối loạn tiêu hóa; người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường, người đang sử dụng thuốc huyết áp cao, trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. hơn hết, những người đã phẫu thuật giảm béo, hoặc cắt giảm mỡ bụng không nên thực hiện chế độ ăn keto.
https://vienthammykorea.vn/thuc-don-keto-28-ngay/
6.1. Thực hiện một bữa sáng thanh đạm
Chúng ta vẫn biết bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nhưng với chế độ ăn Keto, bạn có thể chuẩn bị một bữa sáng thanh đạm bắt đầu ngày mới. Bữa sáng thông thường sẽ là 2 quả trứng chiên bơ cùng 2 lát thịt. Nếu bạn cảm thấy không quá đói, có thể chuẩn bị với 1 ly cà phê nhẹ nhàng.

6.2. Đa dạng thực phẩm kết hợp cùng chất béo tốt
Theo sát chế độ ăn Keto gợi ý ở trên bạn sẽ thấy các bữa ăn nhẹ nhàng với thịt gà, cá,… cùng salad, rau trộn bơ, phô mai hoặc dầu ô liu xuất hiện rất thường xuyên. Để bữa ăn không nhàm chán và cơ thể được nạp nhiều thành phần dinh dưỡng hơn, hãy đa dạng nguyên liệu cho những bữa ăn Salad thanh đạm này, đừng quên dùng dầu thực vật, chất béo tốt để cơ thể hấp thu và chuyển hóa.

6.3. Hấp thụ bánh mì Low- Carb
Chế độ ăn kiêng Keto cân đối lượng Carb nạp vào cơ thể rất kỉ luật, vì thế với nhiều người đã ăn quen chế độ hấp thụ lượng lớn Carb sẽ có thể gặp nhiều khó khăn. Bánh mì là loại thực phẩm không được khuyến khích trong phương pháp giảm cân keto, tuy nhiên bánh mì Low-carb chế biến từ bột hạnh nhân thì bạn có thể sử dụng. Áp dụng thực đơn Keto đa dạng, kiên trì chắc chắn bạn sẽ đạt hiệu quả tốt với sức khỏe và mục tiêu cân nặng của bản thân.

Bên cạnh đó, bạn cũngnên bổ sung việc rèn luyện sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lý cùng với yếu tố dinh dưỡng để có thể giữ được cơ thể khỏe mạnh nhé.

Những tác dụng phụ khi áp dụng chế độ ăn keto mà bạn cần biết
Chế độ ăn Keto hay còn được biết với một chế độ ăn hạn chế tối thiểu tinh bột để đốt cháy chất béo tạo ra năng lượng. Ngoài tác dụng tốt trong việc giảm béo, chế độ ăn Keto còn giúp hạn chế được các bệnh ung thư, động kinh,.. Tuy nhiên là hiệu quả như thế, nhưng Keto cũng có nhiều tác dụng phụ mà bạn nên biết.

7.1. Mệt và ốm yếu lúc đầu
Như chuyên gia dinh dưỡng Kristen Kizer tại Trung tâm y tế Methodist Houston, cơ thể đang theo với nhịp độ ăn thông thường của bạn, chính vì vậy, khi bạn bắt đầu vào chế độ này bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải như là bị ốm. Nặng hơn, bạn có thể bị nôn mửa, đau dạ dày, mệt mỏi. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cũng đừng quá lo lắng, nó chỉ kéo dài vài ngày sau đó sức khỏe bạn sẽ hồi phục - đây được gọi là cúm Keto.
Theo chẩn đoán của bác sĩ Josh, khoảng 25% người khi bắt đầu theo theo chế độ ăn Keto sẽ dính phải triệu chứng này, thường thấy nhất là lờ đờ.
Để giải quyết được dấu hiệu này, khi mới vào chế độ ăn bạn nên uống nhiều nước và ngủ nhiều hơn mức bình thường. Có thể bổ sung các sản phẩm trà thảo mộc để thanh nhiệt cơ thể.

7.2. Giảm khả năng khi rèn luyện thể thao
Chế độ ăn Keto rất được ưa chuộng ở những vận động viên vì nó giúp giảm béo, giảm cân hiệu quả để ép cân. Nhưng một số vận động viên cũng thấy phương pháp Keto sẽ ảnh hưởng giảm hiệu quả rèn luyện. Những vận động viên đạp xe với cường độ cao cho biết họ thấy cơ thể bị hạn chế khả năng làm các bài thể dục thể thao vì cơ thể có tính acid sau khi vào chế độ Keto.

7.3. Ketoacidosis
Nếu bạn đang bị đái tháo đường thì bạn tuyệt nhiên không nên ăn theo chế độ ăn Keto trừ khi bạn được sự đồng ý và theo dõi từ bác sĩ chữa trị. Bởi vì tình hình dính độc Ketoacidosis sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm với những người nhiễm bệnh đái tháo đường. Đối với những ai bị bệnh đái tháo đường, cơ thể dồn quá nhiều các xeton - thành phẩm của acid sau khi đốt cháy chất béo - khiến cho cơ thể bị tổn thương thận, não và gan. Nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ có thể bị dẫn đến tử vong.

7.4. Giảm cơ, giảm biến đổi
Nếu ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là nhiều hơn cả protein bạn sẽ bị giảm béo và giảm cả cơ bắp. vì cơ bắp đốt cháy nhiều calo hơn là chất béo nên việc đó sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu thấy những tình trạng đó bạn vội vàng dừng chế độ Keto thì cân nặng bạn sẽ về ban đầu nhưng cân nặng quay lại là vì mỡ tăng trở lại.

7.5. Giảm cân nhanh nhưng tăng cân cũng nhanh
Từ lâu Keto đã phổ biến bởi vì nó có khả năng giúp bạn giảm béo nhanh chóng, vì nước được giữ nhiều hơn protein và chất béo. Do đó, khi bạn ngừng ăn, lượng nước sẽ được thoát ra qua đường tiểu và bạn có khả năng sụt cân và trông mảnh khảnh đi. Ban đầu, sự sụt giảm cân sẽ do sự sụt giảm lượng nước trong cơ thể. Nhưng nếu nỗ lực thì bạn sẽ sụt giảm được chất béo. Nhưng nếu bạn cắt giảm khi áp dụng chế độ ăn Keto thì cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, cân nặng cũng vậy.

7.6. Táo bón
Khi giảm lượng carb, bạn thường cắt giảm bớt các dòng thực phẩm nhiều chất xơ như các sản phẩm hạt, các loại ngũ cốc và rau xanh, trái cây. Do đó, cơ thể bạn phải bài tiết nhiều nước và đường tiểu sẽ có nguy cơ quá tải, thức ăn thì bị dồn lại làm bạn bị táo bón. Theo tiến sĩ David Nico, bạn vẫn có thể hấp thụ thêm lượng chất xơ như bơ, quả hạch hoặc các loại rau và quả không có tinh bột để tăng cường lượng nước cho cơ thể.

7.7. Tiêu chảy
Nếu bạn nhỡ hấp thụ quá nhiều chất béo, sữa và chất tạo ngọt trong lúc ăn Keto thì bạn nên chú ý liều lượng để không phải bị tiêu chảy. Mặc dù là thực đơn Keto rất tốt, thế nhưng bạn cần lưu ýnhững điều phía trên để có thể cân đối được sức khỏe, nếu bị bệnh cũng có cách xử lý thành công.